GIÁO DỤC-Y TẾ
Tuyên truyền phòng,chống bệnh đau mắt đỏ
04/10/2023 12:00:00

Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ hiện đang có dấu hiệu bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng cần có một số hiểu biết về triệu chứng và diễn biến của bệnh như sau

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gâyra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch, chưa có vắc xin phòng bệnh.

 

I. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

- Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩngây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu...

II. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

- Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

III. Đường lây bệnh: Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua

- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.

IV. Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay lên dụi mắt mũi, miệng; đeo khẩu trang, không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kinhmắt, khẩu trang.

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồdùng,vậtdụng.

4. Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

            5. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học, nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lanra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị đúng cách kịp thời tránh biến chứng nặng.

V. Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xongvứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra thuốc của mắt bị bệnh vào mắt đang lành.

- Tránh khỏi bụi và đeo kính mắt cho mắt.

- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, cách ly dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác, không đưa trẻ đếntrường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặcdung dịch sát khuẩn.

- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu và tuyệt đối không xông mắt bằng các loại lá với hơi nước nóng gây bỏng mắt và biến chứng nặng./.


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THÁI HỌC - HUYỆN BÌNH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Nhữ Đình Thắng

Địa chỉ: xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0982100968

Email: thaihocbg@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 5
Tất cả: 958,008